Ngày 20/11 có tên gọi chính thức là "Ngày Nhà giáo Việt Nam," xuất phát từ Hội nghị quốc tế các nhà giáo ở Varsovie (Ba Lan) năm 1957. Từ đó, ngày 20/11 được chọn làm ngày kỷ niệm, ban đầu ở một số nước xã hội chủ nghĩa, rồi dần phổ biến rộng rãi tại Việt Nam từ năm 1982. Kể từ đó, ngày này không chỉ là truyền thống mà còn là niềm tự hào, là thời điểm để tôn vinh công lao to lớn của những người làm nghề giáo dục – những người đã tận tụy, hy sinh và cống hiến không ngừng nghỉ cho sự nghiệp "trồng người."
Trong những ngày đầu đông tiết trời se lạnh, hôm
nay trường THCS Kiến Giang tổ chức buổi toạ đàm kĩ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt
Nam. Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ do cô giáo Nguyễn Thị Thu trình
bày, với giọng ca ngọt ngào, làm say đắm lòng người.
Tiếp nối
chương trình là phân trình bày lý do và giới thiệu đại biểu do thầy giáo Nguyễn
Anh Minh-Phó hiệu trưởng nhà trường.
Trong thành phần đại biểu trường rất vinh dự được
đón nhận sự có mặt của Ông Trần Công Thoán – PBT Đảng uỷ; Chủ tịch UBND thị trấn;
ngoài ra còn có đại diện Hội khuyến học, thị đoàn; Đại diện ban thường trực Hội
phụ huynh đ/c Võ Y Sỹ.Về phía nhà trường có thầy giáo Lê Dương Quyền – BT chi bộ-Hiệu
trưởng nhà trường cùng các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm.
Trong
bài phát biểu trình bày lý do có đoạn: Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lệ
Thuỷ nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung vừa trải qua cơn đại hồng thuỷ gây
thiệt hại lớn về tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy học nhưng bằng sự đoàn kết
nhất trí, nổ lực của các thành viên trong HĐSP nhà trường đã khắc phục những
khó khăn để đưa công tác dạy và học dần đi vào ổn định.
Tiếp theo là phần phát biểu cảm tưởng của thầy
giáo hiệu trưởng với nhiều cung bậc cảm xúc.
Trước hết là cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của
chính quyền địa phương, ban đại diện hội phụ huynh; nhận thấy được sự tiến bộ của
học sinh cả về kiến thức và kĩ năng đặc biệt là những lời động viên đội ngũ nhà
giáo yên tâm công tác khi toàn xã hội đã có những thay đổi cách nhìn nhận cả về
suy nghỉ và chế độ của người giáo viên.Thầy giáo nhấn mạnh thêm Mỗi ngày đứng
trên bục giảng, các thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn truyền đạt những giá trị sống,
tình yêu thương và nhiệt huyết với cuộc sống. Giáo viên không chỉ đơn thuần là
người truyền thụ kiến thức, mà còn là người hướng dẫn, hỗ trợ, giúp học sinh
phát huy tối đa tiềm năng của mình. Để đáp ứng yêu cầu này, giáo viên cần liên
tục cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ nhằm
tạo ra một môi trường học tập tích cực, sáng tạo.Tuy nhiên, không thể phủ nhận
rằng nghề giáo viên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Áp lực về khối
lượng công việc, yêu cầu từ phụ huynh và xã hội ngày càng cao, cùng với đó là
những thay đổi nhanh chóng của công nghệ và yêu cầu kỹ năng mới khiến cho người
giáo viên phải luôn đổi mới, hoàn thiện mình. Nhưng đồng thời, đây cũng là cơ hội
để mỗi giáo viên trở thành người tiên phong trong quá trình thay đổi, giúp học
sinh nắm bắt những kiến thức và kỹ năng mới.Đồng thời nhà trường sẽ tăng cường
kết nối với các tổ chức, các nhà hảo tâm, các trường Đại học uy tín để có những
chế độ động viên kịp thời các em có hoàn cảnh còn khó khăn, kết nối để tổ chức
các buổi sinh hoạt ngoại khoá,…
Buổi
tọa đàm cũng vinh dự nhận được sự phát biểu chân thành từ đ/c Trần Công Thoán- Phó bí thư, Chủ tịch UBND thị trấn,
đại diện chính quyền địa phương trong việc sẽ thúc đẩy tiến độ đê chuyển sang địa
điểm trường mới; gửi lời động viên chân thành đến các thầy cô đồng thời có bó
hoa tươi thắm tặng cho tập thể HĐSP nhà trường.
HĐSP cũng vinh dự nhận món quà từ Ban đại diện
hội phụ huynh do anh Võ Phi Sỹ trao tặng.
Đ/c Minh phát biểu cảm ơn và xin hứa sẽ không
làm phụ lòng tin của chính quyên, của hội phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng
đại trà, chất lượng học sinh giỏi, thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.
Buổi toạ đàm kết thúc bằng những lời chúc tốt đẹp
để thể hiện tình cảm và lòng kính trọng./.
Lê Hiếu