Trang bìa cuốn sách
Chiến tranh đã đi qua nhưng những đau thương, mất mát như
một vết sẹo ăn sâu vào da thịt, không thể xóa mờ. Đề tài về chiến tranh và
người lính vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào, vô tận của người nghệ sĩ. Nếu trước
năm 1975, mảng văn học về chiến tranh chủ yếu hướng đến cái anh dũng, kiên
cường, cao cả, đề cao cái chung, vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với tập
thể, cộng đồng thì sau năm 1975 đến nay, nó lại được nhìn nhận, khai triển ở
nhiều góc cạnh. Ở đó, không chỉ có sự vinh quang, khốc liệt của chiến tranh mà
còn có cả những bi kịch, thất bại, sai lầm, và có cả sự phản bội, tha hóa, biến
chất… Nhờ vậy, mảng văn học viết về chiến tranh giai đoạn này chân thực, khách
quan, gần gũi, khái quát được thực tế đời sống xã hội và số phận con người hơn.
Những bí mật đằng sau hiện thực chiến tranh được mở ra, nhưng nó không làm
chúng ta bị “shock”, ngược lại, chính sự tư duy, cách đánh giá thấu đáo, thực,
mới đã giúp người tiếp nhận có cái nhìn sâu hơn về chiến tranh và cuộc sống của
những người lính sau dư chấn chiến tranh.
Đến với buổi giới thiệu sách hôm nay cô xin giới thiệu đến
các em tác phẩm “ Chân trời mùa hạ “ của tác giả Hữu Phương do nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm
2011,gồm 550 trang, khổ 19cm. Hữu Phương là nhà văn thế hệ chống Mỹ, hiện sinh
sống tại Quảng Bình. Nguyên là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn
Việt Nam tại Quảng Bình.
“Chân trời mùa hạ” là cuốn tiểu thuyết được viết theo lối cổ
điển, nằm trong dòng chảy những tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh thời gian
gần đây như “Cửa sông” (Nguyễn Minh Châu), “Cánh đồng lưu lạc” (Hoàng Đình
Quang), “Bến không chồng” (Dương Hướng) và một số tác phẩm khác… chiến tranh đã
không còn bị nhìn một chiều với nhưng phân tách rạch ròi “ta thắng địch thua”,
“ta tốt địch xấu” mà đã có cái nhìn khách quan hơn. Điểm khác biệt làm nên
“Chân trời mùa hạ” nằm ở chỗ, tác giả viết về chiến tranh xoay quanh một không
gian hẹp là một ngôi làng ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh của miền trung. Chiến
tranh đi qua ngôi làng ấy như một liều thuốc thử khốc liệt nhất để mọi thứ lộ rõ
giá trị, cuộc chiến như ngọn lửa thiêu đi những gì cần thiêu, và giữ lại những
gì đáng giữ. Tác phẩm ca ngợi tinh thần anh dũng mưu trí quả cảm của những con
người trước chiến tranh và sau ngày giải phóng. Cái ác liệt của chiến tranh, cái gian khổ của thời kỳ đổi mới đã tôi luyện và thách thức
con người. Đặc biệt qua tác phẩm ta hiểu thêm
về thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu trong những ngày ác liệt và hào hùng của dân tộc.
Chuyện có nhân vật chính là Thiện – các nhân vật khác như cô
Cẩm, cô Phượng, Sơn và 1 số nhân vật khác
ở xã Đại Hòa (Bố Trạch). Chọn một không gian nhỏ
của dải đất miền Trung, Hữu Phương càng có điều kiện nhấn mạnh, khai thác tối
đa những gian khổ, đau thương do bom đạn gây ra. Nơi ấy “không đêm nào
không có bom nổ, nhà cháy, chết người…”
Chuyên được viết lại trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước tại xã Đại Hòa.Thiện
và các bạn của mình tốt nghiệp cấp 3 phổ thông không viết đơn đi học đại học mà
cùng nhau về quê hương sản
xuất và phục vụ chiến đấu.Trong chiến tranh ác liệt tham gia sản xuất chiến đấu
bắn máy bay Mỹ. Nhiều người đã anh dũng ngã xuống
trên mãnh đất quê hương.
Mặc dù là con trai một, Thiện vẫn xung phong nhập ngũ hoàn thành nhiệm vụ cũng là
lúc chiến tranh kết thức, anh
trở về quê và tiếp tục đóng góp trí tuệ và công sức vào xây dựng quê
hương.Trong sản xuất, trong chiến đấu những mối tình đẹp đã lên men và ra đời
những cuộc hôn nhân đẹp. Để
có nhiều vị ngọt của tình yêu không ít người phải nếm vị đắng cay chua chát..
Chân trời mùa hạ là tác phẩm vừa giàu chất hiện thực vừa
thấm đẩm nhân văn. Đây là tác phẩm có giá trị, có thể giúp cho giáo viên, học
sinh hiểu thêm vê cuộc
sống lao động, chiến đấu của nhân dân Quảng Bình
anh dũng và tác phẩm này có thể làm tư liệu dạy văn học địa phương trong các
tường học.
Cuốn sách đang có tại Thư viện trường,mời các em và thầy cô
giáo tìm đọc.
Thư viện Trường THCS Kiến Giang