Thực hiện công văn số 815/GD&ĐT ngày 3/11/2020 về việc triển khai tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AID năm 2020, bộ phận y tế trường THCS Kiến Giang xin đưa ra một số kiến thức cơ bản cũng như cách phòng và chống căn bệnh HIV/AIDS như sau:

Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
và tội phạm nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại
dâm, ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm
trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.
Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm là nguyên nhân của đại dịch
HIV/AIDS đã và đang làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống. Chúng xâm
nhập vào học đường vào những đối tượng thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh và kiến
thức tự bảo vệ, những học sinh đua đòi, ăn chơi chạy theo lối sống gấp và sành
điệu. Nhưng khi thả mình trong sự mê hoặc của nàng tiên nâu họ đâu
biết rằng tử thần đang rình rập. Ma túy là hố đen khổng lồ nuốt gọn tương lai,
hoài bão, sức khỏe và đạo đức của tuổi trẻ.
Hiện nay đại dịch
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức
khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn
cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự
và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng
miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước
cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Theo dự báo, nếu chúng
ta không có những biện pháp hữu hiệu, thì đến năm 2020, số người lây nhiễm HIV/AIDS
có thể lên đến 700.000 người…Và cứ mỗi ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,
lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Hiện nay vẫn chưa có một
loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Vì vậy biết cách tự phòng cho
mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được
coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
I- HIV/AIDS LÀ
GÌ ?
HIV là một
chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của
quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy
yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
II- TRIỆU CHỨNG
Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ
cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét
nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho
người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV
không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến
7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu
hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10%
trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo
dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh
như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chóng
tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
III- CÁC CON ĐƯỜNG
LÂY TRUYỀN HIV:
Có 3 con đường lây
truyền HIV:
1.Tình dục
Virus HIV có rất nhiều
trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập
vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp
hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.
2. Đường máu.
HIV có rất nhiều trong
máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua
tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm
cho bạn bị lây nhiễm HIV.
Riêng về ma túy , bản
thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV
khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán
thuốc.
3. Từ mẹ sang con.
Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị
nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang
bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh
hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không
sống được quá 3 năm.
IV- CÁCH PHÒNG,
TRÁNH:
Dựa vào đường lây nhiễm
HIV, có các biện pháp phòng sau:
. Phòng nhiễm HIV/AIDS
lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung
thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình
dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan
hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện
tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
- Phát hiện sớm và chữa
trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy
cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS
lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma
túy.
- Chỉ truyền máu và các
chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét
nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim
tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi
phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực
tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá
nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS
lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm
HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có
thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh
con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều
kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa
mẹ.
Thật thương xót và đáng trách biết bao khi tuổi trẻ học đường
chúng ta vẫn còn ai đó vướng vào con đường nghiện ngập, vẫn còn ai đó bị cuốn
theo sức hút mê hồn của nàng tiên nâu. Để rồi các bạn phải bỏ học giữa dòng đời
còn non trẻ, xa rời bạn bè, thầy cô giáo, xa mái trường thân yêu, trở thành
những tù nhân trung thành của ma tuý. Ma tuý thật đáng sợ nó huỷ hoại con
người, tàn phá cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Không! Quyết không để ma tuý ngang nhiên hủy hoại!
Các bạn và tất cả chúng ta hãy cảnh giác, phòng ngừa cho bản thân,
gia đình và xã hội!
Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã phát huy tác dụng,
hình thức tuyên truyền đã có nhiều đổi mới như việc thành lập các đội tuyên
truyền phòng chống các tệ nạn ma túy, với các hình thức phong phú như tổ chức
các diễn đàn, các câu lạc bộ, phát tài liệu, tờ rơi. Thi tuyên
truyền bằng văn nghệ, tiểu phẩm... tổ chức các liên hoan theo quy mô
lớn. Hoạt động của mô hình đội tuyên truyền thiếu niên phòng chống tội phạm, ma
túy đã có tác động tích cực đến mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên, giúp họ
có những kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên trước diễn biến ngày càng phức tạp của các tệ nạn xã
hội, các thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm thì công tác tuyên truyền phải được
tiến hành đồng bộ kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Các bạn hãy nhớ lấy
thông điệp: "Kiên quyết bài trừ tệ nạn ma túy xâm nhập học đường vì một tương
lai tươi đẹp của chính chúng ta”!
Bộ phận Y tế học đường
Nguyễn Quang Triển