GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 8
Số lượt truy cập: 16086918
QUẢNG CÁO
KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TỪ HỌC KỲ II NH 2023-2024 ĐẾN HẾT NĂM HỌC 2025-2026 4/22/2024 10:41:29 AM

UBND HUYỆN LỆ THỦY

TRƯỜNG THCS KIẾN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

Số:  152  /KH-THCSKG

Kiến Giang, ngày  11 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Nâng cao chất lượng dạy học từ học kỳ II năm học 2023-2024

đến hết năm học 2025-2026

           

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Công văn số 324/SGDĐT-QLCL ngày 23/02/2024 của Sở GD&ĐT
về việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học
;

Công văn số 196/GDĐT-THCS ngày 04/3/2024 của Phòng GD&ĐT
về việc nâng cao chất lượng giáo dục trung họ
c;

Kết quả dạy học các năm và kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 và các năm học gần đây của trường THCS Kiến Giang;

Tình hình thực tiễn công tác quản lý giáo dục và thực trạng hoạt động dạy học của của trường THCS Kiến Giang.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của cán bộ quản lý
(CBQL) giáo dục trong việc xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục nhà
trường theo hướng khoa học, thiết thực và hiệu quả.

Củng cố và nâng cao chất lượng dạy học theo hướng bền vững; giữ ổn định, từng bước nâng cao chất lượng dạy học và kết quả thi tuyển sinh lớp 10 THPT hàng năm.

Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
phương pháp kiểm tra, đánh giá của giáo viên theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đổi mới phương pháp ôn tập đối với giáo viên dạy các môn thi thi tuyển sinh lớp 10 THPT.

2. Yêu cầu

Phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của Hiệu trưởng và Phó Hiệu
trưởng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và chịu trách
nhiệm về hiệu quả hoạt động chuyên môn của đơn vị mình quản lý.

Đảm bảo việc tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn theo các văn bản hướng dẫn và quy định hiện hành của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT; phù hợp với tình hình của địa phương và nhà trường.

Việc tổ chức các hoạt động phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả; đảm bảo tiến độ thời gian của từng năm học.

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, DẠY VÀ HỌC

1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a. Điểm mạnh

Về cán bộ quản lí: Số lượng 2 đ/c, trình độ thạc sỹ quản lí giáo dục, có năng lực điều hành quản lí nhà trường.

Về  giảo viên trình độ đào tạo; trên chuẩn 01/31 (3,2%), đạt chuẩn 3/31 (100 %), chưa đạt chuẩn: không có. Đủ số lượng giáo viên theo biên chế lớp học (1,93 GV/lớp) cao so với định biên quy định của UBND tỉnh (1,80 GV/lớp), đảm bảo trình độ đào tạo. Kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiêp GV năm học 2022 - 2023: Loại Tốt 30/31 (96,8%); Loại Khá 01/31 (3,2%), không có GV xếp loại Đạt và Chưa đạt. Hiện tại GV đã  bồi dưỡng đáp ứng CTPT 2018  môn KHN  có 05,có 04 đ/c đáp ứng dạy học môn Lịch sử và Địa lí.

Nhân viên được biên chế 4 đ/c đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ dạy học.

Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trẻ, tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

b. Điểm yếu và nguyên nhân

Cán bộ quản lí trình độ Ngoại ngữ chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu chương trình GDPT 2018.

Giáo viên đủ về số lượng nhưng cơ cấu bộ môn chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT tổng thể 2018 (KHTN, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ). Vẫn còn có giáo viên tính sáng tạo và chủ động trong công việc được giao chưa cao. Có giáo viên đau ồm dài ngày sức khỏe chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Nhân viên phải kiêm nhiệm công việc không đúng chuyên môn nên hiệu ảu công việc chưa cao (Kế toán kiểm văn phòng,....), chế độ đãi ngộ, lương bổng còn có nhiều bất cập nên ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính

a. Điểm mạnh

Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng triển khai kế hoạch dạy hạy học theo chương trình 2018, các phòng học và bộ môn đã có đầy đủ trang thiết bị để dạy học.  Hàng năm nhà trường đã đầu tư kinh phí thích hợp để thực hiện chương trình phổ thông 2018.

b. Điểm yếu và nguyên nhân

Chưa có đủ phòng học để dạy học 02 buổi/tuần (Có 9 phóng học/16 lớp, nên phải học 2 buổi). Vẫn còn thiếu phòng bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh và còn dãy nhà cấp 4. Các phòng bộ môn còn thiếu theo Thông tư số18/2018/TT-BGDĐT vè kiểm định chất lượng.

Thiết bị dạy học các môn, đặc biệt môn KHTN chưa đồng bộ, đã cũ, độ tin cậy chưa cao.

Kinh phí hàng năm chưa đáp ứng cac hoạt động dạy học nhà trường theo chương trình mới 2018.

3. Kết quả giáo dục hai mặt, kết quả các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia trong 3 năm gần nhất

a. Điểm mạnh

Trong 3 nănm gần nhất kết quả giáo dục 2 mặt, học sinh giỏi văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh, tuyển sinh lớp 10 THPT luôn đứng tốp đầu của huyện. Nhà trường được phụ huynh trên địa bàn Lệ Thủy tin tưởng lựa chọn cho học sinh học tập và rèn luyện.

(Có phụ lục 3.1 đính kèm kế hoạch)

b. Điểm yếu và nguyên nhân

Về chất lượng giáo dục hai mặt vần còn có bộ phận HS chưa đáp ứng yêu cầu về phẩn chất năng, năng lực; kĩ năng sống còn hạn chế chịu tác động của tiêu cực xã hội.

Kết qủa học sinh giỏi cấp huyện một số môn lớp 8 chưa ổn định, chưa đạt kỳ vọng. Kết quả HS giỏi lớp 9  giải Nhất, Nhì còn ít, môt số môn chưa có học sinh đạt giải như môn Lịch sử và Địa lí.

Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT vị thứ chưa tương xứng với thành tích nhà trường, do có bộ phận học sinh kết quả thấp, công tác phân luồng học sinh chơa hiệu quả.

IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu, chỉ tiêu

a. Năm học 2023-2024

-Chất lượng giáo dục:

TT

Tổng số HS

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

193

163

102

161

1

Số lượng HS xếp loại giỏi (tốt)/tỉ lệ %

84/43,52

87/53,37

55/53,92

77/49,1

2

Số lượng HS xếp loại khá/tỉ lệ %

75/38,86

56/34,35

24/23,53

57/35,9

3

Số lượng HS xếp loại trung bình (đạt)/tỉ lệ %

33/17,98

20/12,27

23/22,54

26/15,1

4

Số lượng HS xếp loại yếu (chưa đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

5

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm tốt/tỉ lệ %

193/100

163/100

97/95,1

158/98,1

6

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm khá/tỉ lệ %

0

0

5/4,9

3/1,9

7

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm trung bình (đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

8

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm yếu (chưa đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

9

Số lượng HS lên lớp/tỉ lệ %

193/100

163/100

102/100

161/100

10

Số lượng HS bỏ học, lưu ban/tỉ lệ %

0

0

0

0

11

Số lượng HSG cấp huyện/tỉ lệ %

38/19,7

30/18,4

22/20,4

Không thi

12

Số lượng HSG cấp tỉnh/tỉ lệ %

 

 

 

18/11,2

13

Số lượng HSG quốc gia/tỉ lệ %

0

0

0

0

-Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT:

TT

Nội dung

Môn Toán

Môn Ngữ văn

(Môn Toán + Văn)/2

Ghi chú

 




1

Trung bình về kết quả điểm thi 

6.10

6.00

6.05

 



2

Xếp thứ tự trung bình về kết quả điểm thi  (so sánh với các phòng GDĐT trong toàn tỉnh)

10

30

20

 



3

Điểm lệch trung bình giữa kết quả học bạ và trung bình kết quả thi

1.40

1.20

1.30

 



4

Xếp thứ tự điểm lệch trung bình giữa kết quả học bạ và trung bình kết quả thi (so sánh với các phòng GDĐT trong toàn tỉnh)

 

 

 

Không thống kê



b. Năm học 2024-2025

-Chất lượng giáo dục:

TT

Tổng số HS

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

154

193

163

102

1

Số lượng HS xếp loại giỏi (tốt)/tỉ lệ %

67/43,5

84/43,52

87/53,37

55/53,92

2

Số lượng HS xếp loại khá/tỉ lệ %

60/38,9

75/38,86

56/34,35

24/23,53

3

Số lượng HS xếp loại trung bình (đạt)/tỉ lệ %

27/17,53

33/17,98

20/12,27

23/22,54

4

Số lượng HS xếp loại yếu (chưa đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

5

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm tốt/tỉ lệ %

154/100

193/100

161/98,8

97/95,1

6

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm khá/tỉ lệ %

0

0

2/1,2

5/4,9

7

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm trung bình (đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

8

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm yếu (chưa đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

9

Số lượng HS lên lớp/tỉ lệ %

154/100

193/100

163/100

102/100

10

Số lượng HS bỏ học, lưu ban/tỉ lệ %

0

0

0

0

11

Số lượng HSG cấp huyện/tỉ lệ %

31/20,1

38/19,7

30/18,4

Không thi

12

Số lượng HSG cấp tỉnh/tỉ lệ %

 

 

 

15/14,7

13

Số lượng HSG quốc gia/tỉ lệ %

0

0

0

0

-Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT:

TT

Nội dung

Môn Toán

Môn Ngữ văn

(Môn Toán + Văn)/2

Ghi chú

 




1

Trung bình về kết quả điểm thi 

6.10

6.00

6.05

 



2

Xếp thứ tự trung bình về kết quả điểm thi  (so sánh với các phòng GDĐT trong toàn tỉnh)

10

30

20

 



3

Điểm lệch trung bình giữa kết quả học bạ và trung bình kết quả thi

1.40

1.20

1.30

 



4

Xếp thứ tự điểm lệch trung bình giữa kết quả học bạ và trung bình kết quả thi (so sánh với các phòng GDĐT trong toàn tỉnh)

 

 

 

Không thống kê



c. Năm học 2025-2026

-Chất lượng giáo dục:

TT

Tổng số HS

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

160

154

193

163

1

Số lượng HS xếp loại giỏi (tốt)/tỉ lệ %

69/43,12

67/43,5

84/43,52

87/53,37

2

Số lượng HS xếp loại khá/tỉ lệ %

62/38,75

60/38,9

75/38,86

56/34,35

3

Số lượng HS xếp loại trung bình (đạt)/tỉ lệ %

29/18,12

27/17,53

33/17,98

20/12,27

4

Số lượng HS xếp loại yếu (chưa đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

5

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm tốt/tỉ lệ %

160/100

193/100

191/98,96

163/100

6

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm khá/tỉ lệ %

0

0

2/1,04

0

7

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm trung bình (đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

8

Số lượng HS xếp loại hạnh kiểm yếu (chưa đạt)/tỉ lệ %

0

0

0

0

9

Số lượng HS lên lớp/tỉ lệ %

160/100

154/100

193/100

163/100

10

Số lượng HS bỏ học, lưu ban/tỉ lệ %

0

0

0

0

11

Số lượng HSG cấp huyện/tỉ lệ %

32/20,0

31/20,1

38/19,7

Không thi

12

Số lượng HSG cấp tỉnh/tỉ lệ %

 

 

 

19/11,65

13

Số lượng HSG quốc gia/tỉ lệ %

0

0

0

0

-Kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT:

TT

Nội dung

Môn Toán

Môn Ngữ văn

(Môn Toán + Văn)/2

Ghi chú

 




1

Trung bình về kết quả điểm thi 

6.2

6.00

6.05

 



2

Xếp thứ tự trung bình về kết quả điểm thi  (so sánh với các phòng GDĐT trong toàn tỉnh)

9

25

17

 



3

Điểm lệch trung bình giữa kết quả học bạ và trung bình kết quả thi

1.20

1.10

1.15

 



4

Xếp thứ tự điểm lệch trung bình giữa kết quả học bạ và trung bình kết quả thi (so sánh với các phòng GDĐT trong toàn tỉnh)

 

 

 

Không thống kê



2. Nhiệm vụ, giải pháp

2.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng dạy và học

- Nhà trường tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về lợi ích, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền về vai trò và các biện pháp nâng cao chất lượng để tạo sự đồng thuận.

- Tổ chức ký cam kết thực hiện các chỉ tiêu: các tổ/nhóm chuyên môn kí cam kết với nhà trường, học sinh kí cam kết với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

2.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy và học

- Ngoài tổ chức dạy học trên lớp, các cơ sở giáo dục cần hướng dẫn học sinh
tham gia các hình thức học tập mở, linh hoạt, tạo thuận lợi và làm tăng cơ hội học tập, giúp các em có thể học ở mọi lúc, mọi nơi; tổ chức các lớp học trực tuyến; ôn thi học sinh giỏi; ôn thi tuyển sinh,... lựa chọn những giáo viên giỏi dạy ôn tập cho nhiều lớp học sinh.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và sắp xếp thời khóa biểu một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của giáo viên và học sinh tại từng thời điểm.

2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng

- Căn cứ nhu cầu từng năm học, ưu tiên bố trí đủ giáo viên (biên chế, thỉnh giảng và định mức khoán) đạt chuẩn để triển khai dạy học theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 và Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26/7/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, nhất là đối với các môn học mới và tiếng Anh.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên để xây dựng kế hoạch, xác định chương trình bồi dưỡng phù hợp cho từng nhóm đối tượng giáo viên; khuyến khích, hỗ trợ đối với các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng; không dùng kết quả khảo sát để đánh giá thi đua, xếp loại giáo viên.

- Cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực sư
phạm, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học cho giáo viên tiếng
Anh, giáo viên môn Toán và các môn khoa học tự nhiên do Phòng và Sở GD tổ chức.

2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học

- Tiếp tục nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

- Nghiên cứu, khai thác các hệ thống hỗ trợ dạy và học trực tuyến; đẩy mạnh
xây dựng kho học liệu số; từng bước xây dựng và triển khai hệ thống dạy học, kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

- Sử dụng, khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học nói chung và thiết bị dạy học số nói riêng.

2.5. Nâng cao vai trò của Tổ trưởng, tổ phó và giáo viên cốt cán

- Tổ trưởng, tổ phó, giáo viên cốt cán các bộ môn có kế hoạch và biện pháp cụ thể để tổ chức hiệu quả việc thực hiện chương trình bộ môn; chú trọng công tác xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch bài dạy của giáo viên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

- Chủ trì việc xây dựng, đóng góp các bài giảng điện tử vào kho dữ liệu số của bộ môn để dùng chung trong toàn Ngành. Trực tiếp chủ trì các buổi sinh hoạt chuyên môn; thiết lập và xây dựng các nhóm chuyên môn qua nền tảng mạng xã hội để kịp thời trao đổi, giải đáp, chia sẻ các khía cạnh về chuyên môn đối với giáo viên trong tổ/nhóm.

- Tổ trưởng, tổ phó, giáo viên cốt cán từng bộ môn cần nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn.

2.6. Nâng cao chất lượng một số hoạt động chuyên môn trọng tâm

2.6.1. Tổ chức ký cam kết và xác định trách nhiệm về kết quả chất lượng giáo dục

- Mục tiêu: Cụ thể hóa các chỉ tiêu phấn đấu và cam kết thực hiện nâng cao chất lượng dạy học các môn học.

- Nội dung: Tổ chức cam kết thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu về thi tuyển sinh  THPT

- Thời gian: Tháng 3/2024.

- Đối tượng: Tổ chức cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm ký cam kết về kết quả chất lượng giáo dục theo từng năm học (theo mẫu tại Phụ lục 2.1, 2.2). Vào đầu mỗi năm học, tổ chức ký cam kết trước ngày 15/8 (riêng đối với năm học 2023-2024 hoàn thành ký cam kết trước ngày 10/3/2024). Vào cuối năm học, nhà trường rà soát và đối chiếu kết quả chất lượng giáo dục của từng giáo viên so với chỉ tiêu đã cam kết, trên cơ sở đó để xếp loại viên chức, xét thi đua, khen thưởng hằng năm.

- Tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng dạy học trong từng tổ chuyên môn và trong phạm vi toàn trường; tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên dạy lớp 9. Ký cam kết trong việc nâng cao chất lượng dạy học và kết quả thi tuyển sinh  lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tổ chức cho học sinh kí cam kết về kết quả thi tuyển sinh lớp 10  THPT năm học 2024 - 2025.

2.6.2. Tham gia giao ban các trường THCS do Phòng GDĐT tổ chức

- Mục tiêu: Học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nội dung: Trao đổi, học hỏi những sáng kiến, giải pháp tốt của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện; đề ra những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo.

- Thời gian: Tháng 4, 5/2024.

- Đối tượng: Hiệu trưởng, Phó HT, TTCM.

2.6.3. Kiểm tra công tác ôn tập của giáo viên

- Mục tiêu: Kiểm tra, rà soát, đánh giá công tác ôn tập của giáo viên.

- Nội dung: Kế hoạch của tổ bộ môn. Kế hoạch dạy học, ôn tập của giáo viên dạy lớp 9 (đối với các môn thi tuyến sinh). Dự giờ rút kinh nghiệm.

- Thời gian: thường xuyên.

- Đối tượng: Giáo viên đang dạy ôn tập lớp 9 (của các môn thi tuyển sinh).

3.6.4. Cử giáo viên tham gia tập huấn công tác ôn tập thi tuyển sinh

- Mục tiêu: Trao đổi kinh nghiệm công tác ôn tập; phân tích ma trận, cấu trúc đề tham khảo, xây dựng đề theo cấu trúc đề tham khảo.

- Nội dung: Phân tích cấu trúc đề tham khảo của Sở GDĐT .

- Thời gian: Theo kế hoạch của Sở GDĐT.

- Đối tượng: Giáo viên đang dạy ôn tập lớp 9  (của các môn thi tuyển sinh).

2.6.5. Thi thử tuyến sinh THPT năm  học 2024 -2025

- Mục tiêu: Khảo sát chất lượng học sinh lớp 9  để tiếp tục ôn tập và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết dự thi tuyển sinh; trên cơ sở phân tích kết quả thi thử nhằm điều chỉnh nội dung, hình thức ôn tập phù hợp.

+ Học sinh tập dượt kĩ năng, phương pháp làm bài thi tuyển sinh.

+ Rèn luyện kĩ năng tổ chức thi tuyến sinh đối với CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Nội dung: Thi thử 02 môn Văn, Toán với cấu trúc của Sở GDĐT ban hành.

- Thời gian: 4,5/2024 (tháng 2,4/2024 thi theo đề của Phòng và nhà trươnhf).

- Đối tượng: Học sinh lớp 9.

2.6.6. Giao lưu chuyên môn

- Mục tiêu: Trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác ôn tập lớp 9.

- Nội dung: Dạy ôn tuyến sinh lớp 10 THPT.

- Thời gian: Tháng 4/2024

- Đối tượng: BGH, giáo viên Toán và Ngữ văn.

2.7. Một số giải pháp khác

2.7.1. Tổ chức dạy học, ôn tập

- Tổ chức dạy học chính khóa nghiêm túc theo Kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Tổ chức dạy thêm học thêm cho khối 6, 7, 8, ôn thi tuyển sinh cho khối 9.

- Giáo viên dạy các môn thi tuyển sinh lớp 9 xây dựng bộ tài liệu dùng chung, xây dựng ngân hàng đề, tăng cường giao và chấm bài cho học sinh trên lớp học  và về nhà.

2.7.2. Các biện pháp hỗ trợ đối với học sinh yếu, kém

- Phân loại học sinh yếu kém, học sinh lớp 9  để phụ đạo thêm.

- Tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến, phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ các học sinh yếu.

2.7.3. Phối hợp giữa gia đình - nhà trường

- Tổ chức Hội nghị phụ huynh học sinh bàn giải pháp phối hợp.

- Tổ chức họp phụ huynh của các học sinh có nguy cơ không đỗ THPT vào các trường công lập.

- GVCN lập nhóm phụ huynh của lớp để thường xuyên liên lạc.

- Sử dụng tin nhắn điện tử thông tin cho phụ huynh về các hoạt động của nhà
trường, thông báo định kì điểm kiểm tra của học sinh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Hàng năm sử sụng kinh phí từ ngân sách trên cấp kinh phí trích lại từ dạy thêm học thêm để phục phụ hoạt động dạy học, ôn tập đạt kết quả tốt nhất.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Giám hiệu nhà trường

- Xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học, kế hoạch dạy học, ôn tập theo năm học, trong đó cụ thể hóa theo từng giai đoạn cho phù hợp với đối tượng học sinh cũng như tình hình thực tiễn của đơn vị.

- Tập trung vào quản lý chuyên môn, đặc biệt là việc dự giờ thăm lớp. Đưa ra các tiêu chí nâng cao chất lượng dạy và học để đánh giá năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Tăng cường giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các đơn vị trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phân loại học sinh, tổ chức tốt công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém, bồi
dưỡng học sinh giỏi. Tăng thời lượng ôn tập; tiến hành kiểm tra định kỳ để nắm được sự tiến bộ của học sinh đồng thời có các giải pháp điều chỉnh hoạt động dạy và học hiệu quả.

 - Đối với khối 9  thực hiện khảo sát nguyện vọng chọn trường THPT và tổ chức ôn tập theo nguyện vọng của học sinh ngoài giờ học chính khóa. Xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể, khoa học để tổ chức ôn tập thi tuyển sinh THPT. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu của kỳ thi tuyến sinh THPT.

- Tăng cường thời lượng ôn tập đối với học sinh lớp 9; phối hợp có hiệu quả
với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác nâng cao chất lượng dạy học, ôn tập cũng như công tác động viên, khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có những biện pháp để tạo động
lực cho giáo viên phát huy hết năng lực của mình, phấn đấu vì mục tiêu chung.

2. Các tổ chuyên môn

- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng thiết thực, chú trọng trao đổi kinh nghiệm về công ôn thi tuyến sinh THPT; xây dựng đội ngũ giáo viên dạy ôn tập lớp 9 đảm bảo về chất lượng.

- Tăng cường dự giờ của đồng nghiệp, phân tích đánh giá kết quả giờ học, đặc biệt là phân tích hoạt động học của học sinh. Trong quá trình dự giờ, giáo viên chú ý ghi lại các hoạt động học của học sinh, làm cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. Qua dự giờ thăm lớp, giáo viên chia sẻ và học hỏi các phương pháp dạy học tích cực của đồng nghiệp.

- Việc sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn phải thực sự là diễn đàn trao đổi về chuyên môn và giúp giáo viên tự đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy và học. Tăng cường việc trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm dạy học kể cả việc dạy học phụ đạo, ôn tập.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi sát với cấu trúc đề tuyến inh THPT để tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh định kỳ hoặc trong quá trình tổ chức ôn thi nhằm kịp thời điều chỉnh nội dung, thời lượng ôn thi cho phù hợp.

- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch ôn tập của nhà trường và của tổ/nhóm
chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết đến từng chủ đề, chuyên đề, bài giảng sát với đối tượng học sinh được giao phụ trách trong năm học. Mỗi chuyên đề phải có cả phần lý thuyết và bài tập, hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm, phần bài tập nên có phần bài tập mẫu và bài tập tự làm (có gợi ý đáp án). Bài tập nên theo mức độ từ dễ đến khó, tăng dần các bài tập mở, gần gũi với thựctế đời sống. Chú trọng đến việc dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, quan tâm việc giúp học sinh nâng cao các mức độ thông hiểu và vận dụng.

3. Công đoàn nhà trường

Động viên cán bộ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao.

4. Đoàn thanh niên/Đội thiếu niên

Thường xuyên kiểm tra nề nếp của học sinh, đặc biệt quan tâm đến thời gian học sinh có mặt tại trường

5. Giáo viên

- Giáo viên chủ nhiệm họp bàn với phụ huynh và giáo viên bộ môn tổ chức hiệu quả việc ôn tập cho học sinh; xây dựng phong trào thi đua học tập; cần làm tốt công tác hướng nghiệp nghề, giúp học sinh lựa chọn các môn thi tốt nghiệp phù hợp với năng lực của học sinh.

- Giáo viên bộ môn cần khai thác tốt kiến thức Sách giáo khoa, mỗi bài giảng ngoài hệ thống câu hỏi cần xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm, giảm những dạng bài tập khó mang tính hàn lâm. Trong quá trình giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập nên phân nhóm và giao nhiệm vụ học tập phù hợp cho học sinh theo trình độ. Tích cực ứng dụng CNTT để việc truyền tải kiến thức cho học sinh hiệu quả.

6. Nhân viên

Làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập.

 

Trên đây là Kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học từ học kỳ II năm học 2023-2024 đến hết năm học 2025-2026, đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nghiêm túc thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (b/c);

- Lãnh đạo nhà trường (c/đ);

- Công đoàn, Đoàn, Đội (t/h);

- TTCM, GV, NV (t/h);

- Đăng Website;

- Lưu: VT, CM.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Dương Quyền

 

 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Dương Quyền_0988858299
Lê Dương Quyền_0988858299
Nguyễn Anh Minh_0912129122
Nguyễn Anh Minh_0912129122
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS KIẾN GIANG - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882916 - Email: thcs_kiengiang@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com